Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Lịch sử bàn tính gảy

LỊCH SỬ BÀN TÍNH GẢY

Vào khoảng năm 300 TCN, bàn tính cổ được phát minh với các hạt là những viên thuốc. Đó là một tấm đá cẩm thạch trắng, chiều dài 149 cm

Nguồn gốc bàn tính trên thế giới

Abacus là một từ tiếng Latinh có nguồn gốc tiếng Hy lạp Abax hoặc Abakon có nghĩa là “bàn” hoặc “viên thuốc.”
Thời xa xưa khi văn bản chưa tồn tại, thiết bị đếm sớm nhất là bàn tay của con người với các ngón tay. Sau đó khi số lượng cần đếm lớn hơn 10 đã vượt quá số lượng mà các ngón tay có thể đại diện nên con người đã dùng đá, hạt, cành cây... có sẵn trong tự nhiên xung quanh để hỗ trợ thêm cho việc đếm. 
Thương nhân kinh doanh hàng hóa không chỉ cần biết đếm số hàng hóa mua và bán mà còn cần tính toán chi phí của hàng hóa đó. Cho đến khi con số được phát minh, các thiết bị đếm được sử dụng để tính toán hàng ngày. Bàn tính đã được phát minh ra để giúp đếm số lượng lớn. Lúc đầu bàn tính được vẽ trên cát với ngón tay cái, sau đó đặt viên đá và sỏi vào những đường rãnh đó. .. Những người giàu có làm những bàn tính bằng gỗ nhỏ, có rãnh (thanh ngang ) bằng cát, sau đó dần được cải tiến bằng gỗ, đá cẩm thạch, kim loại,... với các rãnh cùng chất liệu để mang bàn tính di chuyển mà không bị ảnh hưởng hoặc biến dạng.

Bàn tính Hy lap cổ đại
Vào khoảng năm 300 TCN, bàn tính cổ được phát minh với các hạt là những viên thuốc. Đó là một tấm đá cẩm thạch trắng, chiều dài 149 cm, rộng 75 cm và dày 4,5 cm. 
Bàn tính Hy Lạp cổ đại

Trên đó có 5 cột. Ở trung tâm các cột là một đường thẳng vuông góc. Tại thời kì này, ở Hy Lạp và La Mã, phương pháp tính toán gần giống như bàn tay, nó được xây dựng từ đá và kim loại. Sau đó, khoảng năm 166 TCN, vào thời nhà Hán, hoàng đế Antoninus Pius Roman trong thời kì làm đại sứ sang Trung Quốc đã giới thiệu cho Trung Quốc một số khía cạnh văn hóa của La mã, trong đó có việc tính toán bằng bàn tính, sau đó nó được củng cố phát triển theo con đường tơ lụa.
Bàn tính cổ Trung Quốc - Suan Pan
Các bàn tính như chúng ta biết ngày nay đã xuất hiện vào khoảng năm 1200 TCN ở Trung Quốc, nó được gọi là Suan Pan. Trên các thanh có 2 hạt cườm phía trên và 5 hạt phía dưới, được gọi là 2/5. Phương pháp tính này được duy trì đến khoảng năm 1850 thì được cải tiến thành 1/5. Đây là một phát minh vĩ đại của người Trung Quốc mà vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày nay.

Bàn tính cổ Trung Quốc -  Suan Pan

Khoảng năm 1600 TCN, việc sử dụng bàn tính được du nhập từ Trung Quốc qua Nhật Bản và Triều Tiên. Tại Nhật, nó được gọi là Soroban và dần dần cải tiến đến năm 1930 đã ra mẫu là 1 hạt ở trên, 4 hạt ở dưới theo tỉ lệ 1/4. Do đó, những bàn tính 1/5 hay 2/5 là loại bàn tính rất hiếm, nó chỉ còn được duy trì ở Trung Quốc và các cộng đồng người Trung Quốc ở Bắc Mỹ hoặc một số nơi khác.
Bàn tính gảy Nhật cổ

Bàn tính cổ Nhật Bản - Soroban

Năm 1958, Lee Chan Kai đã phát minh ra loại bàn tính gảy kép với hai phần, phần trên là bàn tính 1⁄4, phần dưới là 2/5. Phát minh này đã thêm vào hình ảnh của bàn tính Trung Quốc sự đa dạng và tinh tế mới.
Ở Nga, bàn tính được gọi là Schoty, phát minh vào thế kỉ XVII và được sử dụng cho đến nay, phương pháp sử dụng là đẩy các hạt từ phải sang trái. Thiết kế của Schoty là dựa trên 2 bàn tay và đó là các cột nằm ngang, những cột có 10 hạt đại diện cho 10 ngón tay sau đó 2 ngón cái đặt sát nhau cùng 1 màu khác các màu khác. 


Bàn tính gảy Nga

Phương pháp tính này gắn với phương pháp tính của bàn tính cổ đại La Mã. Lev Kiri Schtan, 01 nhà nghiên cứu ngành máy tính và điện thuộc bộ môn điện trường đại học Kớt đã ghi chú rằng tại CH Xô Viết (Miền Nam Liên Xô cũ) đã có 1 phiên bản với 20 hạt trên mỗi hàng vì tại vùng Gruzia, do khí hậu ấm áp, họ luôn đi dép nên người ta đã tính toán bằng cả các ngón tay và ngón chân nên đã thiết kế bàn tính như vậy. Bàn tính này có độ cong nhẹ để ngăn chặn việc các hạt bị trượt lại các vị trí cú khi thao tác.

Nguồn gốc bàn tính Việt Nam

Tại Việt Nam, vào thế kỷ 15 triều vua Lê Hiển Tông, Trạng Nguyên - Lương Thế Vinh (Người đứng đầu 44 vị tiến sĩ, đứng đầu viện Hàn Lâm, bí thơ giám trông coi kho sách của nhà vua, ông là Tư Huấn của Sùng Văn Quán và Tứ Lâm cục là những trường đào tạo nhân tài lúc bấy giờ) là người rất chú trọng môn Toán, quan tâm đến việc dạy và học toán, ông là người viết ra cuốn sách giáo khoa Toán đầu tiên của nước ta là “ Toán pháp Đại thành” dày 160 trang. Nhân dân quý mến còn gọi ông là Trạng Lường (Trạng giỏi tính toán, đo lường). Ông là người đa tài, rất giỏi về âm nhạc và thơ nhưng cũng là người có tài ngoại giao nên thường giúp cho nhà vua những việc bang giao với nước ngoài, đó là cơ hội để Trạng Lường đưa chiếc Bàn tính gảy từ Trung Quốc về Việt Nam.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét